6 CÁCH CHỌN ĐÀN GUITAR DÀNH CHO NGƯỜI MỚI HỌC CHƠI

Guitar là một loại nhạc cụ luôn được ưa chuộng từ trước đến nay. Đối với những người mới bắt đầu, việc lựa chọn một cây guitar không phải dễ, nhưng không hẳn là quá khó. Có nhiều vấn đề xuất hiện trong đầu bạn như: loại đàn, âm thanh, chất liệu… Để giúp bạn hiểu rõ hơn, THAIKEYBOARD sẽ hướng dẫn cho bạn cách chọn đàn guitar phù hợp dành cho “newbie” là bạn nhé!

Cách Chọn Đàn Guitar Dành Cho Người Mới

1. Xác định sở thích để chọn đàn guitar

Guitar có nhiều loại dành cho những phong cách khác nhau. Nếu bạn thích sôi động thì guitar acoustic rất phù hợp với bạn. Nếu bạn là tuýp người cổ điển, không gì ổn hơn một cây guitar classic.

Khi mới tập chơi, ngón tay còn khá yếu để bấm nốt, người ta thường chọn guitar classic vì dây nylon mềm, hạn chế đau tay hơn là guitar acoustic. Nhưng thật ra bạn muốn chơi loại nào cũng được, miễn là bạn cảm thấy phù hợp với mình. Chúng ta sẽ đi sâu vào một chút để các bạn hiểu rõ hơn nhé.

Chọn đàn guitar acoustic cho người thích đệm hát

  • Âm thanh rất sắc và rõ ràng, dễ dàng học rải và quạt chả. Thích hợp vơi với những bài nhạc Pop…
  • Tiếng vang, thường dùng để cover hoặc hát trước đám đông
  • Cần đàn nhỏ, dễ cầm, dễ chuyển hợp âm

Chọn đàn guitar classic cho người thích guitar solo

  • Âm thanh trầm ấm, nhẹ nhàng, sâu lắng. Thích hợp chơi những bài hát trữ tình
  • Dây nhẹ, mềm. Cần to, khoang rộng. Thích hợp để chơi slolo những bài nhạc cổ điển.
Chọn đàn guitar classic cho người thích guitar solo
6 cách chọn đàn guitar dành cho người mới chơi

2. Chọn đàn guitar theo chất lượng âm thanh

Âm thanh của một cây đàn tốt phải bay bổng, có độ vang vừa đủ. Trước khi mua, bước thử đàn vô cùng quan trọng. Các bạn có thể nhờ một người quen, người bạn biết chơi đàn, am hiểu về đàn để cùng các bạn đi “test” cây đàn mà sắp rinh về nhà. Nếu âm thanh của đàn có vấn đề, khi bạn xem các video, clip tự học đàn trên mạng sẽ dễ cảm thấy nản vì đàn của các bạn có âm thanh “kì lạ”, khác với những loại thông thường. Đây là một lỗi đáng tiếc đấy!

3. Chọn đàn guitar theo chất liệu

Gỗ làm đàn sẽ quyết định “xương cốt” cây đàn của bạn có tốt hay không. Các bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn xem gỗ cây đàn bạn chọn là gỗ gì. Những cây đàn tốt thường được làm từ gỗ laminate, gỗ solid… Những cây đàn giá rẻ sẽ làm từ gỗ ép. Chất liệu quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ truyền âm của cây đàn, vậy nên hãy thật cẩn thận nhé!

Chọn đàn guitar theo chất liệu
6 cách chọn đàn guitar dành cho người mới chơi

4. Chọn đàn guitar theo thương hiệu

Có rất nhiều thương hiệu đàn guitar nổi tiếng trên thế giới. Tùy theo từng thương hiệu mà phong cách, đặc điểm của một cây đàn cũng khác nhau. Trước khi mua đàn, bạn hãy tìm hiểu thật kĩ và xác định cho mình thương hiệu yêu thích. Các bạn có thể xem thử Guitar Fender, Yamaha, Taylor… Việc phân loại đàn theo thương hiệu cũng là một cách nhanh chóng để lựa chọn được cây guitar phù hợp nhất với bản thân.

5. Kích thước của đàn

Bạn mua bất cứ thứ gì cũng phải xem size, đàn guitar cũng vậy. Mỗi người có mỗi vóc dáng khác nhau, những người sản xuất đàn guitar biết điều đó nên đã chế tác ra những cây đàn có đủ kích thước cho bạn lựa chọn. Kích thước của đàn cũng quan trọng, đàn phù hợp với kích thước cơ thể thì mới tạo ra sự thoải mái cho người chơi.

6. Mục tiêu chơi đàn của bạn là gì?

Bạn có mục tiêu lớn đối với môn nhạc cụ này thì phải có sự đầu tư. Một cây đàn giá rẻ thậm chí có thể khiến bạn thụt lùi chứ không tiến bộ, hoặc là giậm chân tại chỗ. Những cây đàn của các thương hiệu lớn chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng, nó có đủ mức giá cho bạn lựa chọn. Nhưng, hãy xác định mục đích chơi đàn của bạn là gì, để từ đó chọn ra cho mình một mức giá phù hợp với cây đàn bạn nhắm đến nhé!

Hy vọng với những chia sẻ trên,  có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc về cách lựa chọn đàn guitar dành cho người mới bắt đầu. Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng chơi đàn, hãy tham khảo những khóa học guitar của THAIKEYBOARD. Liên hệ với HOTLINE 0964.210.910 của THÁIKEYBOARD để được tư vấn giải đáp một cách nhanh chóng nhất nhé!

 

Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ HỌC ĐÀN